Mặt bằng kinh doanh có thể hiểu nôm na là các mặt bằng cho thuê với mục đích kinh doanh, buôn bán. Hãy cùng Bình Dân điểm qua một vài thông tin và kiến thức hữu ích về sửa chữa mặt bằng kinh doanh nhé!
Contents
- 1 PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ MẶT BẰNG KINH DOANH
- 2 PHÂN LOẠI THEO MÔ HÌNH SẢN PHẨM KINH DOANH
- 3 XIN PHÉP SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
- 4 CÁC HẠNG MỤC SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
- 4.1 Hạng mục sửa chữa liên quan đến điện
- 4.2 Hạng mục sửa chữa liên quan đến nước
- 4.3 Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
- 4.4 Thi công ốp lát gạch, hoàn thiện sàn
- 4.5 Thi công sửa chữa trần thạch cao
- 4.6 Thi công sơn bả
- 4.7 Sửa chữa nhà vệ sinh
- 4.8 Sửa chữa bảng hiệu kinh doanh
- 4.9 Sửa chữa các hạng mục nội thất
- 4.10 Trang trí, thiết kế nội thất mặt bằng kinh doanh
- 5 THỜI GIAN THI CÔNG SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
- 6 NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ MẶT BẰNG KINH DOANH
Mặt bằng kinh doanh đa dạng về hình thức và vị trí. Có thể tạm phân loại như sau:
– Mặt bằng kinh doanh là các shophouse trong các trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư,…
Với hình thức này. Có thể tham khảo bài viết sửa chữa shophouse để nắm rõ hơn.
– Mặt bằng kinh doanh nằm trong các căn nhà đất (nhà phố, biệt thự, mặt bằng,…)
Đây là loại hình mặt bằng kinh doanh được nói đến ở bài viết này!
PHÂN LOẠI THEO MÔ HÌNH SẢN PHẨM KINH DOANH
Theo mô hình kinh doanh. Có thể tạm phân loại các mặt bằng kinh doanh như sau:
– Cửa hàng quần áo, shop thời trang
– Tiệm nail, spa, cắt tóc,…
– Nhà hàng, quán nhậu,…
– Quán cơm, bún, phở, hủ tiếu, bánh canh,…
– Cửa hàng giới thiệu sản phẩm, showroom bán hàng
– Cửa hàng, hộ kinh doanh,…
XIN PHÉP SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
Với những mặt bằng kinh doanh khi có nhu cầu sửa chữa. Việc xin phép sẽ làm việc với chính quyền sở tại (UBND Phường, Quận, Huyện,…). Tùy theo các hạng mục sửa chữa liên quan.
Những sửa chữa nhỏ, bên trong mặt bằng thì có thể không cần phải xin phép. Các sửa chữa lớn, có tác động đến kết cấu, mặt tiền căn nhà cần được sự đồng ý của Cơ Quan Chức Năng.
CÁC HẠNG MỤC SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
Hạng mục sửa chữa liên quan đến điện
Công việc sửa chữa chủ yếu liên quan đến:
– Thay thế các bóng đèn hỏng, quạt trần hỏng,…
– Thay thế mặt nạ công tắc, ổ cắm,…
– Bổ sung, đấu nối thêm 1 số thiết bị đến các công năng mới phát sinh của khu vực kinh doanh sau thời gian sử dụng. Tuy nhiên công việc này không đáng kể và cũng ít khi làm.
Hạng mục sửa chữa liên quan đến nước
Các sửa chữa đa phần liên quan đến các vấn đề thấm, dột, tắc nghẽn. Khi sửa chữa những vấn đề này, sẽ liên đới đến các hạng mục khác. Do đó cần xem xét và tính toán sửa chữa 1 lần, tránh gây lãng phí.
Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí của mặt bằng kinh doanh thường phát sinh các yếu tố cần sửa chữa như:
– Giảm hoặc mất khả năng làm mát
– Có mùi trong không khí
– Rò rỉ nước,…
Những vấn đề này nếu phát hiện sớm đều có giải pháp sửa chữa phù hợp.
Thi công ốp lát gạch, hoàn thiện sàn
Sàn sau thời gian sử dụng có thể bị bong tróc, hư hỏng 1 phần hoặc toàn bộ. Các giải pháp sửa chữa thường gặp là:
– Ốp lát lại gạch sàn (phương án này tốn kém nhưng đẹp và bền)
– Lót lại sàn bằng các vật liệu thi công nhanh như: sàn gỗ, sàn nhựa, thảm,…
Tùy vào ngân sách, mức đầu tư mà khách hàng cân nhắc lựa chọn phương án sửa chữa phù hợp với mình.
Thi công sửa chữa trần thạch cao
Trần thạch cao của khu vực này ít khi phải tác động vào. Khi xảy ra hiện tượng thấm, dột (trong khu vực nhà vệ sinh, từ bên ngoài) mới tiến hành sửa chữa. Thi công hạng mục này thường kết hợp với sơn bả và xử lý thấm cho toàn bộ mặt bằng kinh doanh.
Thi công sơn bả
Khi thi công, cần lưu ý đến các điểm tiếp giáp, chống nứt, kháng nước. Biện pháp bao che và chống bụi trong toàn bộ công trình.
Sửa chữa nhà vệ sinh
– Thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, hỏng
– Thay đổi layout, sửa chữa tổng thể nhà vệ sinh
– Lắp đặt thêm hệ thống hút mùi, thoát mùi
– Thông tắc hệ thống cấp, thoát nước,…
Sửa chữa bảng hiệu kinh doanh
Bảng hiệu là nơi tiếp xúc với nắng mưa. Cần quan tâm để ý và sửa chữa thường xuyên. Một số bảng hiệu có thể là nguyên nhân gây chập cháy, rơi vỡ,…
Sửa chữa các hạng mục nội thất
Đối với mặt bằng kinh doanh thông thường, việc sửa chữa này đi liền với thiết kế nội thất. Các hạng mục sửa chữa cần tối ưu và đồng bộ trong tổng thể thiết kế của khu vực kinh doanh.
Trang trí, thiết kế nội thất mặt bằng kinh doanh
Trường hợp muốn thay đổi lại thiết kế mới cần tìm kiếm các đơn vị sửa chữa có đầy đủ năng lực thiết kế, thi công. Với trường hợp này, cần chuẩn bị đủ tài chính để có giải pháp sửa chữa đồng bộ, tổng thể. Tránh các phát sinh về sau.
THỜI GIAN THI CÔNG SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
Thời gian thi công sửa chữa phụ thuộc vào mức độ tác động sửa chữa. Với các sửa chữa nhỏ lẻ thì có thể xong trong 2-3 ngày. Các sửa chữa phức tạp có thể lâu hơn, thậm chí lên tới 50-60 ngày thi công (đặc biệt với những mặt bằng kinh doanh lớn, nhiều tác động).
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA CHỮA MẶT BẰNG KINH DOANH
Mặt bằng kinh doanh là nơi làm ăn, buôn bán, tạo ra thu nhập chính. Do đó khi tiến hành sửa chữa cần đảm bảo các vấn đề về:
– Thời gian thi công
– Che chắn
– Bụi, tiếng ồn
– Giảm thiểu ảnh hưởng tới khuc vực có khách hàng, kinh doanh
Cần tìm kiếm các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp. Cung cấp và tư vấn tổng thể, chuyên sâu. Điều đó sẽ giúp bạn có được kết quả ưng ý và tiết kiệm nhất!
Tags: sửa chữa cửa hàng, sửa chữa cửa hàng quần áo, sửa chữa mặt bằng kinh doanh, sửa chữa nhà hàng, sửa chữa quán ăn, sửa chữa shop thời trang, sửa chữa spa, sửa chữa tiệm nail, tp. hcm
Không có tags nào.