Trong quá trình xây dựng nhà ở, việc hoàn công là một bước quan trọng không thể thiếu để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của công trình. Nhiều người thường coi nhẹ hoặc bỏ qua giai đoạn này. Hoàn công nhà ở không chỉ giúp khách hàng nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu một cách hợp pháp. Mà còn bảo vệ quyền lợi và tăng giá trị tài sản.
Muốn biết rõ hơn tại sao phải hoàn công nhà ở? Bình Dân mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
TẠI SAO PHẢI HOÀN CÔNG NHÀ Ở?
Hoàn công nhà ở là gì?
Hoàn công nhà ở được hiểu ngắn gọn, đơn giản là thủ tục pháp lý để đưa nhà ở đã xây dựng xong vào sử dụng.
Tại sao phải hoàn công nhà ở?
Việc phải hoàn công luôn được nhắc tới khi công trình xây dựng hoàn tất. Đây như là thủ tục bắt buộc chủ nhà hay nhà đầu tư không được bỏ qua.
Được Nhà nước công nhận về tính pháp lý. Hoàn công chứng nhận công trình xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng. Đạt đủ điều kiện về xây dựng. Chấp hành theo quy hoạch sử dụng đất. Công trình đảm bảo an toàn và chấp hành các luật về xây dựng.
– Giúp công nhận giá trị tài sản nhà gắn liền với đất. Thuận lợi cho việc định giá tài sản. Đồng thời giá trị được đánh giá cao, thuận lợi khi vay vốn ở ngân hàng.
– Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hưởng các quyền lợi liên quan tới nhà ở như: thế chấp, sang nhượng, thừa kế…
– Nếu không hoàn công sẽ bị thiệt hại khi Nhà nước quy hoạch, giải tỏa.
Do đó, việc chấp hành theo quy định của Nhà nước về việc đăng ký hoàn công là quyền lợi và nghĩa vụ của chủ nhà hay nhà đầu tư trong việc bảo vệ giá trị tài sản nhà ở cũng như công trình xây dựng.
KHÔNG HOÀN CÔNG NHÀ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP đều quy định các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng đô thị hay sửa chữa kết cấu công trình đều phải làm thủ tục hoàn công
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không cần làm thủ tục hoàn công. Được ghi tại điểm g, điểm h Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực. Không làm thay đổi công năng sử dụng. Không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Ngoài ra, còn có một trường hợp đặc biệt không làm hoàn công nhà ở là do chủ nhà không muốn làm hoàn công.
Nhà chưa hoàn công có bị phạt không?
Pháp luật hiện hành không có quy định về thời hạn hoàn công sau khi xây dựng xong công trình. Theo đó, chủ sở hữu có thể chưa cần thực hiện thủ tục này trong quá trình sử dụng. Vậy nhưng, gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn cầm cố, thế chấp hoặc chuyển nhượng tài sản.
Nhà xây sai phép có được hoàn công?
Nhà xây sai phép là nhà đã có giấy phép xây dựng nhưng việc thi công xây dựng không đúng với nội dung trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Chưa được Nhà nước công nhận, có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Nếu trả lại hiện trạng công trình theo đúng giấy phép xây dựng đã cấp thì công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công.
Như vậy, nếu xây dựng tuân thủ theo giấy phép xây dựng được cấp thì việc hoàn công nhà thuận lợi hơn nhiều.
Tags: hoàn công, nghị định, pháp lý, quy định, quy trình, thông tư
Không có tags nào.