Việc tuân thủ các quy định về chiều cao giới hạn của công trình là điều bắt buộc với tất cả các công trình xây dựng. Nhà nước đã đưa ra những qui định cụ thể và rõ ràng về việc xây dựng nhà ở. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về chiều cao giới hạn của một công trình được phép thi công.
Contents
CHIỀU CAO XÂY NHÀ MỚI
– Trường hợp nhà ở liền kề không được xây cao hơn 6 tầng;
– Trường hợp nhà trong các ngõ, hẻm, có chiều rộng mặt tiền < 6m. Nhà ở liền kề không được phép xây dựng cao quá 4 tầng.
CHIỀU CAO XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
Trường hợp nhà ở liền kề (nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt): chiều cao không > 4 lần chiều rộng nhà (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí);
TH nhà ở theo 1 dãy liền kề (nếu cho phép độ cao xây dựng khác nhau): chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy (độ cao tầng 1 phải được đồng nhất)
Với các tuyến đường, tuyến phố có chiều rộng > 12m: chiều cao của nhà ở liền kề phải được hạn chế theo góc vát 450 (tức là chiều cao mặt tiền của ngôi nhà = chiều rộng đường)
Với các tuyến đường, tuyến phố có chiều rộng ≤ 12m: Chiều cao của nhà ở liền kề không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường)
QUI ĐỊNH VỀ SỐ TẦNG ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở
Theo vị trí xây dựng:
– Tại các khu vực trung tâm Thành phố, trung tâm Quận/ Huyện hoặc khu vực có mật độ dân cư cao: được phép xây tối đa 5 tầng;
– Các khu vực khác thì được phép xây tối đa 4 tầng.
Theo diện tích lô đất:
– Nhà ở được xây dựng trên lô đất DT < 50m2: tối đa 4 tầng;
– Nhà ở được xây dựng trên lô đất có diện tích ≥ 50m2: tối đa 5 tầng.
Theo mật độ xây dựng:
– Lô đất có mật độ xây dựng tối đa 60%: được phép xây tối đa 5 tầng;
– Lô đất có mật độ xây dựng tối đa 70%: được phép xây tối đa 4 tầng.
Tags: chiều cao công trình, pháp lý, thủ tục xây dựng
Không có tags nào.