DỰ ÁN

TIN TỨC

BÁO GIÁ

DẠNG CÔNG TRÌNH

DANH MỤC

NGÂN SÁCH

CHI TIẾT DỰ ÁN
Khách Hàng:
Địa Điểm:
Chi Phí:
Năm Hoàn Thành:

THI CÔNG ÉP CỌC NHÀ PHỐ

Thi công cọc nhà phố nói riêng và nhà dân dụng nói chung là công tác quan trọng và khá phổ biến hiện nay. Cọc được đưa xuống đất nền trên cơ sở tải trọng từng công trình với điều kiện địa chất và quy mô khác nhau. Qua đó giúp nền móng vững chắc, ổn định, hạn chế lún – nứt và đảm bảo khả năng chịu tải trọng cho công trình xây dựng.

Cùng Bình Dân tìm hiểu về phân loại cọc và phương pháp thi công cọc phù hợp với nhà phố hiện nay nhé!

THI CÔNG CỌC BTCT LÀ GÌ?

Thi công cọc bê tông cốt thép là việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại và biện pháp kỹ thuật nhằm đưa cọc bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc đổ trực tiếp xuống sâu trong lòng đất.

Tùy thuộc vào địa chất khu vực, vị trí xây dựng nhà và quy mô xây dựng nhà,… Để thiết kế loại cọc bê tông cốt thépphương pháp thi công cọc phù hợp.

Đặc biệt đối với khu vực có nền đất yếu, nền đất có khả năng chịu tải kém, nền đất dễ bị biến dạng hoặc bị phá hủy dưới tải trọng của công trình….Sau khi áp dụng các phương pháp gia cố nền đất và sau thời gian chờ lún thì việc thi công cọc bê tông cốt thép thường được áp dụng phổ biến.

Thi công cọc bê tông cốt thép giúp nền móng nhà vững chắc, ổn định. Đảm bảo khả năng chịu tải cho nhà xây dựng bên trên. Mũi cọc được đưa xuống nền đất cứng giúp nhà ở tránh được lún, lún cục bộ, nghiêng, nứt và hư hỏng kết cấu.

PHÂN LOẠI CỌC BTCT

Cọc bê tông cốt thép

Cọc có hình vuông, cạnh cọc thường dùng trong nhà phố 200 – 300mm, chiều dài <12m, bê tông M250 – M350 tương đương cấp độ bên B20-B25. Cọc bê tông cốt thép được sản xuất sẵn, sau đó vận chuyển đến công trình xây dựng để thi công.

Cọc bê tông cốt thép khá phổ biến trong thi công nhà phố, các khu dân cư đông đúc. Bởi khả năng thích ứng các phương pháp thi công như ép và đóng, thi công nhanh, chi phí phù hợp.

Cọc bê tông ly tâm ứng suất trước

Cọc bê tông ly tâm ứng suất trước (cọc ly tâm) được sản xuất tại nhà máy bằng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40 – B60.

Cọc ly tâm dùng trong thi công nhà phố, nhà ở dân dụng thường có dạng hình tròn, đường kính từ 300mm. Cọc ly tâm cắm sâu để tận dụng khả năng chịu tải của đất nền. Do vậy chịu tải trọng cao, không bị nứt gãy và biến dạng.

Cọc nhồi

Cọc nhồi là loại cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ bằng phương pháp khoan hoặc dùng ống thiết bị. Loại cọc nhồi thường sử dụng trong thi công nhà phố và nhà ở dân dụng thường có kích thước 300mm-350mm.

Lợi thế lớn của cọc nhồi so với cọc đúc sẵn là quá trình thi công không gây trồi đất xung quanh, hạn chế tác động nền đất. Do vậy, thi công cọc nhồi tránh các sự cố lún nứt, nghiêng lún nhà liền kề. Qua đó rất thuận lợi đối với khu dân cư đông đúc, nhà liền kề, nhà chật hẹp khó chất tải và nhà trong các ngõ ngách nhỏ.

PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CỌC NHÀ PHỐ

Phương pháp ép cọc bằng máy neo

Ép cọc bằng máy neo là phương pháp dùng mũi neo khoan sâu xuống lòng đất nhằm làm đối trọng để ép cọc.

Những đặc điểm cơ bản của phương pháp ép cọc bằng máy neo nhà phố gồm:

– Máy ép thủy lực – Lực ép 40 – 50 tấn

– Chủ yếu ép loại cọc bê tông cốt thép vuông 200 – 250mm

– Thường dùng cho nhà ở tải trọng nhỏ. Vị trí thi công chật hẹp, khó chất tải và vận chuyển

– Chi phí máy neo rẻ hơn các loại máy khác

– Thời gian thi công nhanh

Phương pháp ép cọc bằng máy tải

Ép cọc bằng máy tải là phương pháp dùng tải sắt (hoặc tải bê tông) nhằm làm đối trọng để ép cọc.

Những đặc điểm cơ bản của phương pháp ép cọc bằng máy tải nhà phố gồm:

– Máy ép thủy lực – Lực ép thi công nhà phố thường khoảng 60 – 80 tấn

– Chủ yếu ép loại cọc bê tông cốt thép vuông 200 – 300mm, cọc ly tâm D300mm – D350mm

– Thường dùng cho nhà ở tải trọng lớn hơn và có mặt bằng rộng. Đường vận chuyển máy tải và thi công thuận lợi

– Chi phí máy tải cao hơn máy neo. Thời gian thi công dài ngày và gây tiếng ồn khá lớn.

– Thi công ít kinh nghiệm sẽ dễ bị tác động nền đất xung quanh, quá trình chất tải cũng có nguy cơ tác động nhà liền kề.

Phương pháp ép cọc bằng máy Robot

Đây là phương pháp hiện đại thường dùng trong các dự án lớn, khối lượng cọc nhiều, mặt bằng rộng. Phương pháp ép cọc bằng máy robot ít ứng dụng trong thi công nhà phố, nhà ở dân dụng.

Phương pháp khoan cọc nhồi

Khoan cọc nhồi là phương pháp thi công cọc bê tông cốt thép tại chỗ bằng cách khoan lỗ trong đất, lấy đất ra và đưa lồng thép xuống, lấp đầy bằng bê tông.

Những đặc điểm cơ bản của phương pháp khoan cọc nhồi nhà phố gồm:

– Thi công dễ dàng những khu vực đông dân, nhà liền kề, nhà chật hẹp, ngõ ngách nhỏ

– Nhà phố chủ yếu khoan cọc đường kính D300mm-D350mm

– Đảm bảo độ chính xác theo phương đứng

– Tránh tác động nền đất xung quanh, hạn chế gây ồn

– Thời gian thi công lâu và chi phí tương đối cao

Phương pháp đóng búa cọc

Đóng cọc là phương pháp dùng năng lượng động từ búa thủy lực (hoặc búa diesel) để đóng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn xuống sâu dưới lòng đất.

Phương pháp này gần như không sử dụng trong thi công cọc nhà phố, nhà ở dân dụng hiện nay bởi những đặc điểm sau:

– Gây tiếng ồn lớn – ảnh hưởng dân cư lân cận

– Nền đất bị tác động mạnh, gây ảnh hưởng đến nhà liền kề

– Quá trình thi công dễ bắn dầu, ảnh hưởng xung quanh và môi trường chung.

QUY TRÌNH THI CÔNG ÉP CỌC NHÀ PHỐ

Chuẩn bị mặt bằng – định vị tim cọc

– Bãi tập kết cọc, kiểm tra lý lịch cọc, chất lượng cọc, loại bỏ cọc nứt

– Kiểm tra giấy tờ kiểm định máy móc thiết bị;

Công tác định vị tim cọc

– Định vị tim 1 cột góc bằng phương pháp “tam giác vuông” với các công cụ hỗ trợ cần thiết( dây dọi, thước, thước lazer, máy thủy bình, máy bắn tia lazer, dây thép, sơn, vôi…) định vị 4 góc công trình sau đó rải lưới trục định vị và rải vôi hố đào.

– Đối với các công trình có mặt bằng kèm lưới cột thiết kế phức tạp, cần có một đơn vị trắc đạc riêng định vị lưới trục công trình.

– Cốt nền hoàn thiện ±0.0 được xác định dựa vào cốt nền (vỉa hè, đường) được xác định và đánh dấu xuyên suốt quá trình thi công nhà phố.

Ép cọc

– Hạ cọc đúng vị trí tim cọc;

– Dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ đầu cọc;

– Đánh dấu chiều dài cọc;

– Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trong suốt quá trình ép;

– Hàn nối cọc

– Kiểm tra chiều dài ép cọc

– Kiểm tra P ép cọc. Pmax = (2-3)Ptk. Pmin = (1.5-2)Ptk

– Ghi nhật ký ép cọc

– Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Và tiếp tục với L= +1m, đến giai đoạn cuối cùng là Pep= 0,8Pmin ghi Pep với L=+20cm cho tới khi ép xong.

– Pep = Spittong cm3 x chỉ số đồng hồ kg/cm2(Hoặc = chỉ số đồng hồ/3.14)

– Dừng ép cọc khi đạt Pmax và chiều dài Lmin;

– Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công cọc: Cao độ và vị trí thi công ép cọc nhà phố

Chú ý

– Ép thử tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó các bên cùng bàn bạc rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý.

– Độ dài cọc hiện nay các nhà sản xuất hay làm là: 3, 4, 5, 6 m vậy khi tổ hợp phải tính sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều lãng phí.

– Độ ngàm cọc vào đài thường > 20cm nên phải ép dương lên tầm 40-50cm để khi đập đầu cọc ra có thép để ngàm vào thép đài.

Tags: thi công ép cọc, thi công nhà phố

Không có tags nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

XEM TẤT CẢ

Dự án mới nhất của chúng tôi

SỬA CHỮA CÁC HẠNG MỤC CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT TÂN BÌNH

  • Khách hàng: Trường Cao Đẳng Đại Việt
  • Địa điểm: Quận Tân Bình
  • Chi phí: 84.000.000 VNĐ
  • Năm hoàn thành:2024
  • Diện tích: 50 m2

SỬA CHỮA NHÀ PHỐ ANH HUY QUẬN BÌNH TÂN

  • Khách hàng: Anh Huy
  • Địa điểm: Quận Bình Tân
  • Chi phí: 165.000.000 VNĐ
  • Năm hoàn thành:2024
  • Diện tích: 43 m2

SỬA CHỮA NHÀ GÁC LỬNG ANH NGUYÊN BÌNH CHÁNH

  • Khách hàng: Anh Nguyên
  • Địa điểm: Huyện Bình Chánh
  • Chi phí: 109.500.000 VNĐ
  • Năm hoàn thành:2024
  • Diện tích: 40 m2

error: Content is protected !!